Trang chủ / Kiến thức / Cấy ghép Implant

NÊN NIỀNG RĂNG Ở ĐỘ TUỔI NÀO?

Việc niềng răng chỉ nên được thực hiện khi các răng vĩnh viễn đã mọc lên và mọc gầy đầy đủ, hay còn gọi là hàm răng hỗn hợp. Độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng là từ khoảng 9-16 tuổi.

Việc niềng răng chỉ nên được thực hiện khi các răng vĩnh viễn đã mọc lên và mọc gầy đầy đủ, hay còn gọi là hàm răng hỗn hợp. Độ tuổi lý tưởng nhất để niềng răng là từ khoảng 9-16 tuổi.

Niềng răng thẩm mỹ là một trong những giải pháp phục hình những khiếm khuyết trên răng giúp cải thiện tình trạng

- Hô móm vẩu do răng từ đơn giản đến phức tạp.

- Răng mọc lộn xộn, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn.

- Răng thưa, khoảng cách giữa các răng lớn, cách xa nhau.

- Chỉnh hình các răng khểnh mọc lệch khỏi răng hàm.

Phương pháp điều trị niềng răng đòi hỏi bác sĩ phải am tường về sự phát triển và tăng trưởng của hệ thống sọ mặt, các kiểu sai lệch về hình thái của răng và xương hàm cũng như hiểu biết được tác động cơ học của từng loại khí cụ mới có thể vận dụng một cách linh hoạt, chính xác và đem lại hiệu quả tối ưu.

Ở giai đoạn từ 9 -16 tuổi, xương hàm bắt đầu phát triển và chưa hoàn thiện, khi đó việc can thiệp chỉnh nha bằng các khí cụ niềng răng sẽ giúp sắp xếp và nắn chỉnh răng dễ dàng hơn, đúng kế hoạch điều trị, đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt hơn, đồng thời giảm đau nhức, rút ngắn thời gian điều trị cũng như tiết kiệm chi phí.

Ngày nay, với sự phát triển của các kỹ thuật nha khoa hiện đại, các trường hợp ở tuổi trưởng thành vẫn có thể niềng răng. Tuy nhiên, do xương hàm đã cứng nên việc phục hình sẽ khó khăn, thời gian để đưa răng về vị trí mong muốn đòi hỏi lâu hơn rất nhiều. 

Phương pháp niềng răng hiệu quả

Không có một phương pháp nào là hiệu nhất có thể áp dụng trong mọi tình huống lâm sàng. Tùy vào xu hướng tăng trưởng và mức độ lệch lạc của xương hàm trong từng trường hợp cụ thể mới chọn được phương pháp phù hợp.

Nếu niềng răng không đúng cách có thể làm cho tình trạng càng nghiêm trọng hơn như tiêu xương hàm, lòi chân răng, tiêu chân răng, đau khớp thái dương hàm, rối loạn khớp cắn và hậu quả sẽ đưa đến tình trạng răng bị suy yếu, giảm chức năng nhai và kém thẩm mỹ.

Về cơ bản có 2 loại khí cụ niềng răng. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ phân tích, đánh giá từng tình trạng cụ thể mới quyết định lựa chọn loại khí cụ nào.

- Loại khí cụ thứ nhất là khí cụ tháo lắp và khí cụ chức năng: có thể tháo lắp hàng ngày, phù hợp với các đối tượng trẻ em từ 6 -12 tuổi có hàm răng hỗn hợp, giúp phòng ngừa và điều trị những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng và xương hàm - phòng tránh các hiện tượng răng vẩu, móm, khấp khểnh. Tuy nhiên, khí cụ này khá cồng kềnh, quá trình điều trị cũng dài hơn so với niềng răng và chỉ có thể áp dụng với một số trường hợp đơn giản.

- Loại thứ hai là khí cụ cố định với mắc cài: được gắn chặt vào răng khi điều trị, chỉ tháo ra khi kết thúc điều trị, có thể bằng kim loại hoặc bằng vật liệu thẩm mỹ như sứ, composite. Khí cụ này có thể gắn ở phía ngoài (mắc cài mặt môi, má) hoặc phía trong (mắc cài mặt lưỡi), phù hợp với các đối tượng trên 12 tuổi, răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ. Loại khí cụ này thường được lựa chọn nhiều và mang lại hiệu quả cao nhất.

Hiện nay, còn có phương pháp niềng răng không mắc cài, còn gọi là Invisalign. Phương pháp niềng răng với khay Invisalign trong suốt có thể tháo rời được vẫn có thể đem lại một hàm răng đẹp mà không ai phát hiện. Đây cũng là cách giúp cho các bé ngại ngùng, không muốn đeo niềng răng bằng khí cụ kim loại. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có tác dụng với các trường hợp răng lệch lạc mức độ nhẹ.

NHA KHOA NHẬT MINH - ĐỒNG HÀNH CÙNG NỤ CƯỜI VIỆT

Phục vụ hơn 15.000 khách hàng và hoa hậu, người mẫu,... mỗi năm.

Hotline: 0938.881.230

Cơ sở 1: 662 Âu Cơ, Phường 10, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: 15 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 3, Thành Phố Mỹ Tho, Tiền Giang

Chat buttons